Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tại sao lại bị tiêu chảy? Cách điều trị tiêu chảy ra sao?

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa, đặc trưng bởi việc đi tiêu phân lỏng với tần suất nhiều hơn thường ngày. Tiêu chảy đôi khi phản ánh cho một bệnh lý khác có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Do đó, cần xác định nguyên nhân và điều trị sớm để tránh các bệnh tiềm ẩn hoặc biến chứng nguy hiểm khác.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Tiêu chảy là bệnh gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi tiêu phân lỏng, nhiều nước và cảm giác cần đi tiêu gấp nhiều lần hơn trong ngày (≥ 3 lần/ngày).

Có 2 dạng là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính.

Tiêu chảy cấp xảy ra khi tình trạng tiêu chảy kéo dài trong khoảng 1 đến 2 ngày, nguyên nhân có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc virus từ thức ăn.

Tiêu chảy mạn tính là tình trạng tiêu chảy trong thời gian dài, từ 3 đến 4 tuần. Một số nguyên nhân phổ biến của tiêu chảy mạn tính gồm:

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS);

  • Bệnh viêm ruột;

  • Bệnh celiac.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của tiêu chảy

Các triệu chứng điển hình chính của tiêu chảy là thường xuyên đi tiêu phân lỏng, nhiều nước và cảm giác cần đi tiêu gấp gáp. Ngoài ra, còn một số triệu chứng đi kèm khác như:

  • Buồn nôn;

  • Đau bụng;

  • Đầy hơi;

  • Chuột rút;

  • Mất nước, biểu hiện qua các dấu hiệu như đau đầu, mệt mỏi, khô miệng, khát nước, giảm đi tiểu, cảm giác lâng lâng, nhịp tim tăng,…

Một số dấu hiệu nhất định cho nghi ngờ về nguyên nhân gây tiêu chảy là bệnh trầm trọng hơn:

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh tiêu chảy 

Mất dịch là hậu quả của mất nước, mất điện giải (natri, kali, magiê, clo) và thậm chí đôi khi có thể gây trụy mạch. Trụy mạch có thể tiến triển nhanh chóng ở những bệnh nhân bị tiêu chảy nặng (ví dụ: Bệnh nhân bị tả) hoặc rất trẻ, rất già, hoặc suy nhược.

Mất bicarbonate có thể gây nhiễm toan chuyển hóa. Hạ kali máu có thể xảy ra khi bệnh nhân bị tiêu chảy nặng hoặc mạn tính hoặc nếu phân có quá nhiều nhầy. Hạ magiê máu sau khi bị tiêu chảy kéo dài có thể gây ra cơn tetani.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp, bao gồm:

Nhiễm virus: Norovirus, rotavirus.

Nhiễm vi khuẩn: Các loại vi khuẩn thương hàn, Campylobacter, hoặc Shigella; Escherichia coli; Clostridioides difficile (trước đây là Clostridium difficile).

Nhiễm ký sinh trùng: Các loại ký sinh trùng Giardia, Entamoeba histolytica, Cryptosporidia.

Ngộ độc thực phẩm: Do Staphylococci, Bacillus cereus, Clostridium perfringens.

Thuốc: Thuốc nhuận tràng, thuốc trung hòa acid có magiê, caffein, thuốc chống ung thư, nhiều kháng sinh, colchicin, quinine/quinidine, thuốc tương tự prostaglandin,…

Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn, bao gồm:

Thuốc: Tương tự như các thuốc gây tiêu chảy cấp.

Chức năng: Hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy cơ năng.

Bệnh viêm đại tràng: Viêm loét đại tràng, Bệnh Crohn.

Phẫu thuật: Phẫu thuật bắc cầu hoặc cắt bỏ ruột hoặc dạ dày.

Hội chứng kém hấp thu: Bệnh Celiac, suy tụy, không dung nạp carbohydrate (đặc biệt là không dung nạp lactose).

Khối u: Ung thư biểu mô đại tràng, u lympho, u tuyến tiết nhầy đại tràng.

U nội tiết: Vipoma (u tiết hoóc-môn peptide ruột vận mạch), gastrinoma, u tế bào ưa bạc, bệnh tế bào mast, ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy.

Nội tiết: Cường giáp, đái tháo đường (bệnh celiac đồng thời đa yếu tố, suy tụy, bệnh thần kinh thực vật).

Các yếu tố dinh dưỡng có thể nặng hơn tình trạng tiêu chảy:

Caffeine: Cà phê, trà, cola, thuốc chữa đau đầu không kê đơn.

Fructose (với số lượng vượt quá khả năng hấp thụ của ruột): Nước táo, lê, nho, mật ong, quả sung, nước ngọt (đặc biệt là quả có mùi), mận.

Hexitols, sorbitol và mannitol: Kẹo cao su không đường, đào, anh đào ngọt, mận.

Lactose: Sữa, kem, sữa chua lạnh, sữa chua, pho mát mềm.

Magie: Các thuốc giảm đau có chứa magie.

Olestra: Một số loại khoai tây chiên không có chất béo hoặc các loại kem không có chất béo.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ bị tiêu chảy?

Những người sống và sinh hoạt gần người đang bị tiêu chảy.

Những người sống ở khu vực nhà vệ sinh không sạch sẽ, chất bẩn đổ thẳng ra sông, ao, hồ,…

Những người sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Thói quen ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn đồ sống, thực phẩm chưa nấu chín kỹ.

Sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc (bị) tiêu chảy

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc A, bao gồm:

  • Không vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đúng cách như không rửa tay trước khi ăn.
  • Những người hay đi du lịch.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tiêu chảy

Tiêu chảy cấp:

  • Thường không cần phải làm xét nghiệm. 

  • Trừ trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu mất nước, phân toàn máu, sốt, đau dữ dội, hạ huyết áp, hoặc có các biểu hiện của ngộ độc - đặc biệt là những người rất trẻ hoặc rất già. Những bệnh nhân này cần phải được làm công thức máu và đo các chất điện giải, nitơ urê máu và creatinine. 

  • Cần phải lấy mẫu phân để soi trên kính hiển vi, nuôi cấy và nếu đã dùng kháng sinh, xét nghiệm tìm độc tố C. difficile.

Tiêu chảy mạn tính:

  • Xét nghiệm ban đầu bao gồm xét nghiệm phân để tìm máu ẩn trong phân, chất béo (bằng cách nhuộm Sudan hoặc elastase trong phân), điện giải đồ và xét nghiệm kháng nguyên Giardia hoặc phản ứng chuỗi polymerase; công thức máu toàn phần; huyết thanh học celiac (IgA mô transglutaminase); hormon kích thích tuyến giáp (TSH) và thyroxine tự do (T4); và calprotectin trong phân hoặc lactoferrin trong phân (để sàng lọc bệnh viêm ruột [inflammatory bowel disease, IBD]). 

  • Kiểm tra bằng kính hiển vi để tìm trứng và ký sinh trùng cần phải được thực hiện cho những bệnh nhân có tiền sử đi du lịch hoặc nhập cư gần thời điểm bệnh từ các khu vực có nguy cơ cao. 

  • Xét nghiệm phân kiểm tra C. difficile cần phải được thực hiện trên những bệnh nhân có phơi nhiễm với kháng sinh hoặc nghi ngờ nhiễm C. difficile. Nội soi đại tràng sigma hoặc nội soi đại tràng có sinh thiết cần phải được làm tiếp theo để tìm nguyên nhân viêm.

  • Nếu không có chẩn đoán rõ ràng và nhuộm Sudan hoặc elastase phân dương tính với chất béo, cần phải đo lượng chất béo bài tiết trong phân, sau đó chụp CT ruột non và nội soi sinh thiết ruột non. Nếu vẫn cho kết quả âm tính, cần cân nhắc đánh giá cấu trúc và chức năng tụy cho những bệnh nhân đi ngoài phân mỡ không rõ nguyên nhân. Không thường gặp, nội soi bằng viên nang có thể phát hiện các thương tổn, chủ yếu là bệnh Crohn hoặc bệnh ruột do thuốc chống viêm không steroid, không được xác định bằng các phương pháp khác.

Phương pháp điều trị tiêu chảy hiệu quả

Bù dịch và chất điện giải để điều trị mất nước (cần được ưu tiên khi điều trị tiêu chảy):

Tiêu chảy nặng đòi hỏi phải bù dịch và điện giải để điều chỉnh lượng nước mất, mất cân bằng điện giải và nhiễm toan. 

Thường cần phải có dung dịch truyền có natri clorua, kali clorua và glucose. Muối để trung hòa tình trạng toan hóa (natri lactat, acetat, bicarbonat) có thể được chỉ định nếu bicarbonat huyết thanh < 15mEq/L (< 15mmol/L). 

Dung dịch glucose-điện giải đường uống có thể được dùng nếu tiêu chảy không nặng, buồn nôn và nôn nhẹ. 

Các dịch truyền và uống đôi khi được cho dùng đồng thời khi phải bù nước và chất điện giải với lượng lớn (ví dụ như trong bệnh tả).

Thuốc trị tiêu chảy (có thể dùng cho tiêu chảy không có máu trên những bệnh nhân không có nhiễm độc toàn thân):

Điều trị triệu chứng thường là cần thiết. 

Loperamide uống 2-4mg x 3-4 lần/ngày (tốt nhất dùng trước bữa ăn 30 phút), diphenoxylate 2,5-5mg (dạng viên hoặc dịch) x 3-4 lần/ngày, codeine phosphat uống 15-30mg x 2-3 lần/ngày, hoặc paregoric (camphorated opium tincture) dung dịch uống từ 5-10ml x 1-4 lần/ngày.

Vì thuốc chống tiêu chảy có thể làm trầm trọng thêm viêm đại tràng do C. difficile hoặc tăng khả năng bị hội chứng tan máu-ure huyết trong nhiễm trùng do Shiga sinh độc tố iEscherichia coli, không nên dùng các thuốc này trong tiêu chảy có máu không rõ nguyên nhân. Cần phải hạn chế sử dụng các thuốc này cho những bệnh nhân bị tiêu chảy toàn nước. 

Các hợp chất như psyllium hoặc methylcellulose tăng tạo khối lượng phân. Mặc dù thường được kê đơn khi táo bón, nhưng thuốc tăng tạo khối lượng phân với liều thấp nên làm giảm độ dịch trong phân lỏng. 

Cao lanh, pectin và chất hấp phụ attapulgit hoạt hóa có thể hiệu quả tùy bệnh nhân.

Eluxadoline, có tác dụng chủ vận thụ thể µ-opioid và tác dụng đối kháng thụ thể delta-opioid, có thể được sử dụng để điều trị tiêu chảy liên quan đến IBS. Liều lượng 100mg x 2 lần/ngày (75mg x 2 lần/ngày nếu liều 100mg không thể dung nạp được). Không nên sử dụng thuốc này trên những bệnh nhân đã cắt bỏ túi mật.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tiêu chảy

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái. 

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bệnh nhân tiêu chảy cần được bù nước và điện giải, có thể dùng nước khoáng, nước gạo rang, các loại nước trái cây.
  • Từ 1-3 ngày đầu: Ăn thức ăn ít calo, thức ăn chuyển từ lỏng sang đặc, ăn các thực phẩm như bột ngũ cốc, cá, sữa chua,… Sau đó, vẫn dùng thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu như súp.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn dễ lên men, khó hấp thu như sữa, trứng, chất béo,…

Phương pháp phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Vệ sinh cá nhân đúng cách.
  • Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.
  • Đảm bảo nấu chín kỹ thức ăn trước khi dùng.
  • Đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch, không ô nhiễm.
Nguồn tham khảo

https://www.msdmanuals.com/professional/gastrointestinal-disorders/symptoms-of-gastrointestinal-disorders/diarrhea

https://www.healthline.com/health/diarrhea#symptoms

Các bệnh liên quan

  1. Tiêu chảy do kháng sinh

  2. Sỏi ống mật chủ

  3. Thủng dạ dày

  4. Viêm dạ dày ruột cấp tính

  5. Đầy hơi

  6. Viêm dạ dày

  7. Viêm loét đại trực tràng chảy máu

  8. Sán lá ruột

  9. Tắc ruột sơ sinh

  10. Viêm đại tràng sigma